Dịch Vụ Thành Lập Doanh Nghiệp
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp bảo đảm cung cấp cầu thành lập công ty thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho khách hàng; có rất nhiều cá nhân muốn đăng ký thành lập công ty để khởi nghiệp; tuy nhiên cũng có những ngành nghề mà khi đăng ký cần những điều kiện nhất định mới được phép hoạt động; các vấn đề về đặt trụ sở như thế nào; tên công ty sao cho phù hợp, vốn bao nhiêu là vừa….
Để không mất quá nhiều thời gian tìm hiểu thường những cá nhân tìm đến sự tư vấn của các dịch vụ thành lập doanh nghiệp; để được tư vấn cụ thể hơn; nhanh hơn – Dịch vụ thành lập doanh nghiệp An Phú Luật luôn luôn đáp ứng nhu cầu này của quý khách;
Thành lập doanh nghiệp cần thủ tục gì?
Quý khách cần bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn
Lựa chọn địa điểm làm trụ sở chính của doanh nghiệp; lưu ý đại điểm làm trụ sở chính phải là nơi sử dụng hợp pháp có thể là sở hữu của doanh nghiệp; hay thuê/mượn tất cả đầu được; Trụ sở phải có địa chỉ rõ ràng theo quy định trong luật doanh nghiệp 2020;
Doanh nghiệp sẽ có bao nhiêu người tham gia hay chỉ có một mình; nếu một mình thì rất đơn giản; nhưng ngược lải nhiều người tham gia thì sẽ phức tạp hơn: ( chín người 10 ý đôi khi cũng phức tạp vấn đề).
Chuẩn bị tên dự định đặt cho công ty của mình
Đặt tên công ty nó rất quan trọng và có nhiều trường phái thích tên khác nhau;
Tên mang phong cách phong thuỷ;
Tên ngăn ấn tượng dễ nhớ;
Tên mang tính chất cá nhân gắn với cá nhân cụ thể nào đó;
Tên mang tính cục bộ địa phương;
Tên theo ngành nghề mà công ty sẽ làm hoặc đang làm;
Do vậy mà tuỳ theo từng góc độ cá nhân yêu thích hoặc theo yêu cầu; tiêu chí để mong muốn đạt được hiệu quả trong kinh doanh; hoặc mang dấu ấn nhất định nào đó mà từng cá nhân trước khi thành lập công ty sẽ quyết định;
Tuy nhiên tên hay thì nhiều người đặt nên rất hay trùng tên;( trường hợp này sẽ vi phạm về cách đặt tên trong luật); trước khi làm hồ sơ nên tham khảo tên trước xem có bị trùng lắp không – An Phú Luật sẽ hỗ trợ.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập
Có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp đều có một đặc điểm riêng. Do vậy, dịch vụ thành lập doanh nghiệp sẽ phục vụ tương ứng với 5 loại hình; trong đó bao gồm:
- Thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập công ty cổ phần
- Thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thành lập công ty hợp danh
Công ty TNHH 1 thành viên
Ưu điểm
- Chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức (mở rộng hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân)
- Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty
- Có tư cách pháp nhân nên chủ thể chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ. Vì vậy, hạn chế được rủi ro khi tiến hành các hoạt động kinh tế
- Có thể huy động vốn hợp pháp thông qua việc phát hành trái phiếu
Nhược điểm
- Hạn chế khả năng sử dụng tài sản góp vốn của chủ đầu tư khi góp vốn. Vì khi góp vốn, chủ sở hữu phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho công ty
- Không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu. Vì vậy, công ty sẽ không có nhiều vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh có quy mô lớn. Hạn chế khả năng hình thành vốn của công ty
- Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác. Sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Công ty TNHH 2 thành viên
Ưu điểm
- Số lượng thành viên không từ 02 – 50 thành viên. Thành viên thường minh bạch và dễ dàng gặp mặt. Các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau. Nên việc quản lý, điều hành công ty dễ dàng hơn, không quá phức tạp như công ty cổ phần
- Chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp khi tiến hành thủ tục thành lập công ty TNHH
- Điều kiện chuyển nhượng vốn chặt chẽ. Nên các chủ sở hữu dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi thành viên. Giảm khả năng thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm
- Việc huy động vốn bị hạn chế do không được phát hành cổ phiếu. Vì vậy,về quy mô và khả năng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề không được nhiều như công ty cổ phần
- Bị giới hạn chỉ 50 thành viên. Hạn chế khả năng được đầu tư vào hoạt động kinh doanh như công ty cổ phần
Công ty cổ phần
Ưu điểm
- Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty về phần vốn góp. Nên mức độ rủi ro của các thành viên cổ đông không cao;
- Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần rất rộng, tạo điều kiện mở rộng phạm vi số vốn
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần
- Thủ tục chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần dễ dàng, không phức tạp. Vậy nên phạm vi đối tượng tham gia mua cổ đông trong công ty rất rộng (chỉ có công ty cổ phần mới có quyền lợi này )
Nhược điểm
- Việc quản lý và điều hành rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn. Có nhiều người không hề quen biết nhau. Bên cạnh đó, còn có sự phân chia thành các nhóm cổ đông đối phân biệt về lợi ích
- Khi làm thủ tục thành lập công ty cổ phần cũng có phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác. Lí do là do bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán
Doanh nghiệp tư nhân
Ưu điểm:
Chỉ có một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký; dễ quản lý, đơn giản.
Nhược điểm
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành các loại chứng khoán;
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập công ty hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần;
Dự kiến ngành nghề cần kinh doanh hoặc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
tham khảo ngành nghề đăng ký kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh được đăng ký theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cấp 4;
3091 | Sản xuất mô tô, xe máy |
3092 | Sản xuất xe đạp và xe cho người khuyết tật |
3099 | Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu |
3100 | Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế |
3311 | Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn |
3312 | Sửa chữa máy móc, thiết bị |
3313 | Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học |
3314 | Sửa chữa thiết bị điện |
3315 | Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác) |
4101 | Xây dựng nhà để ở |
4102 | Xây dựng nhà không để ở |
4211 | Xây dựng công trình đường sắt |
4212 | Xây dựng công trình đường bộ |
4221 | Xây dựng công trình điện |
4222 | Xây dựng công trình cấp, thoát nước |
4223 | Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc |
4229 | Xây dựng công trình công ích khác |
Chọn địa điểm trụ sở dự tính đặt ở đâu?
Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam; là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Địa chỉ bao gồm 4 cấp hành chính:
Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn: Xã/Phường/Thị trấn; Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh; Tỉnh/Thành phố:
Địa chỉ trụ sở không được đặt ở chung cư ( trừ chung cư thương mại có văn phòng cho thuê)
Soạn hồ sơ và nộp đăng ký gửi Sở Kế hoạch đầu tư
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty/Doanh nghiệp mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
- Dự thảo Điều lệ công ty/TNHH/cổ phần.
- Danh sách cổ đông sáng lập/thành viên (đối với công ty cổ phần và tnhh và các giấy tờ kèm theo ;
- Đối với cổ đông/thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài: bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Thời gian thành lập doanh nghiệp thực hiện?
Khi soạn đầy đủ hồ sơ và giấy tờ hợp lệ thì chỉ từ 3-4 ngày là có giấy phép tuy nhiên còn một số thủ tục tiếp theo phải làm;
Sau đó làm thủ tục mở Tài khoản ngân hàng để đăng ký nộp thuế Môn bài; Đăng ký mua chữ ký số (giao dịch về thuế là bắt buộc phải dùng)
Chi phí Dịch vụ thành lập công ty/doanh nghiệp hết bao nhiêu?
Đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế, phát hành hóa đơn sử dụng; Với chi phí dịch vụ 250.000 đồng ngoài ra có chi phí đăng ký; đăng bố cáo; khắc dấu tròn; mua chữ ký số. quý khách phải nộp thuế môn bài hàng năm tùy theo vốn đăng ký:
Vốn đăng ký < 10 tỷ phải đóng 2.000.000 đồng/năm
Vốn đăng ký > 10 tỷ phải đóng 3.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện đóng: 1.000.000 đồng/năm
Cần liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp ở đâu?
Quý khách cần đăng ký vấn hãy gửi thông tin qua mail hoặc
liên hệ: 0937.292.168 hoặc 0961.228.260
để được tư vấn cụ thể ngay.
Xem chi tiết giá tham khảo thành lập công ty tại đây Khi thành lập cần phải đăng ký; bổ nhiệm phụ trách kế toán/kế toán trưởng nếu quý khách chưa chuẩn bị được; chúng tôi sẽ đáp ứng cho quý khách có người phụ trách dày dạn kinh nghiệm và chi phí rất tiết kiệm ; chỉ từ 300.000 đồng/ tháng tùy theo lượng chứng từ phát sinh hàng tháng/quý.
Dịch vụ thành lập công ty An Phú Luật
Những điều cần biết trước khi thành lập công ty