Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

thu tuc thanh lap cong ty

Thành lập công ty cần những gì?- hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh của mình là một quyết định vô cùng quan trọng; bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Bên cạnh những kiến thức; kinh nghiệm chuyên môn thì bạn cũng cần phải nắm được những thủ tục pháp lý hành chính để có thể thành lập công ty một cách suôn sẻ. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói An Phú Luật sẽ giúp bạn có được những hiểu biết cần thiết trước khi mở công ty trong bài viết dưới đây!

Những điều cần biết trước khi thành lập công ty cần những gì?

1. Chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp

Khi Thành lập công ty/doanh nghiệp; việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là bạn phải lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Tuỳ theo số lượng thành viên góp vốn; quy mô công ty, lĩnh vực kinh doanh liên quan,,

Theo quy đinh pháp luật hiện hành, có 05 loại hình doanh nghiệp cơ bản, gồm:

  • Công ty TNHH một thành viên: Do 01 cá nhân hoặc 01 tổ chức làm chủ sở hữu; chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Trường hợp công ty muốn huy động vốn; tăng số lượng thành viên thì bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký chuyển đổi lên loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Số lượng tối thiểu phải đăng ký là 02 người và tối đa là 50 người. Việc chuyển nhượng vốn giữa các thành viên được kiểm soát chặt chẽ bởi các ràng buộc của pháp luật.
  • Công ty cổ phần: Số lượng thành viên tối thiểu phải đăng ký là 03 người và không giới hạn số lượng tối đa. Có quyền đăng ký phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên loại hình doanh nghiệp này khá phù hợp cho những lĩnh vực kinh doanh cần vốn lớn.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 01 cá nhân đăng ký thành lập làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình đối với các trách nhiệm pháp lý. Loại hình này mang lại độ tin tưởng cao cho đối tác nhưng mang lại mức độ rủi ro cao cho doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: Ít nhất là 02 thành viên đăng ký làm chủ sở hữu của công ty; gọi là thành viên hợp danh, cùng chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý bằng toàn bộ tài sản mà mình có. Ngoài ra, công ty hợp danh cũng có thể có thành viên góp vốn; và chỉ chịu các nghĩa vụ pháp lý trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
  • Thành lập công ty

2. Địa chỉ trụ sở thành lập công ty

Địa chỉ công ty là địa điểm liên lạc; giao dịch, buôn bán của công ty nên bạn phải lựa chọn địa điểm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh mà bạn đang hướng tới. Khi chọn địa chỉ kinh doanh doanh bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Công ty của bạn phải ở lãnh thổ của Việt Nam và có địa chỉ xác định bằng số nhà; tên phố,; phường; quận; thành phố hoặc tỉnh thành; số điện thoại, số fax và thư điện tử nếu có.
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có địa chỉ trên sổ đất như tờ bản đồ; số thửa, xóm/ngõ/thôn/xã…
  • Nếu địa chỉ dự định thuê làm trụ sở văn phòng trong tòa nhà/nhà chung cư; bạn nên kiểm tra xem giấy tờ căn hộ đó có chức năng thương mại; làm văn phòng hay không trước khi tiến hành ký hợp đồng thuê để Thành lập công ty.

3. Đặt tên công ty khi thành lập công ty

Muốn gây ấn tượng ban đầu với khách hàng thì tên công ty là một yếu tố quyết định lớn đối với doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp vừa phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp; vừa có liên hệ mật thiết với tài vận của doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh.

Những lưu ý khi đặt tên công ty:

  • Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trên Cơ sở dữ liệu quốc gia.
  • Tên công ty phải được viết bằng Tiếng Việt; có thể kèm theo chữ số và ký hiệu; phát âm được và ít nhất phải có hai thành tố: “Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng”

4. Vốn điều lệ khi thành lập công ty/doanh nghiệp

Vốn điều lệ là số vốn mà bạn đăng ký sẽ góp và cam kết chịu trách nhiệm trong khoản đó. Không có quy định số vốn tối thiểu; (ngoại trừ những ngành nghề pháp luật yêu cầu có vốn pháp định như ngân hàng, kinh doanh bất động sản, cho thuê lại lao động…) hoặc tối đa.

Để biết nên đăng ký bỏ vốn nhiều hay ít bạn hãy cân nhắc một số yếu tố như sau: lĩnh vực kinh doanh; khả năng tài chính; khả năng huy động vốn trong tương lai; giá trị hợp đồng mà bạn có thể giao dịch.

Một số lưu ý về vốn đăng ký mà doanh nghiệp nên nắm rõ:

  • Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không cần phải chứng minh bằng tiền mặt; tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác;
  • Không nên kê khai khống số vốn đăng ký; trong quá trình hoạt động kinh doanh; khi cần doanh nghiệp có thể dễ dàng đăng ký tăng vốn nhưng thủ tục giảm vốn lại vô cùng khó khăn.

5. Ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty

Theo quy định, doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm; và cần đăng ký với cơ quan Đăng ký kinh doanh trước khi hoạt động.

Trước khi thành lập, cần lưu ý xem ngành nghề mình dự định kinh doanh có thuộc danh sách ngành bị cấm hay kinh doanh có điều kiện hay không để thực hiện quá trình kinh doanh đúng quy định của pháp luật.

6. Xác định thành viên công ty và người điều hành hoạt động kinh doanh

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà bạn chọn để xác định các thành viên công ty bao gồm những ai; giữ chức vụ gì. Trong đó, bạn phải đảm bảo sự hợp tác thống nhất giữa các thành viên; phân trách nhiệm rõ ràng và quy định cụ thể trong nội quy công ty để tránh các trường hợp mâu thuẫn không đáng có sau này.

Đồng thời, bạn cũng phải xác định rõ người điều hành kinh doanh, đồng thời là người đại diện pháp luật của công ty. Người này sẽ đại diện công ty làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân và các tổ chức khác.

Thành lập công ty cần những gì

Thủ tục, quy trình và thời gian thành lập công ty

1. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty/doanh nghiệp

  • Giấy tờ tùy thân: Bản sao y công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của chủ doanh nghiệp và các thành viên tham gia góp vốn.
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (theo loại hình doanh nghiệp mà bạn chọn);
  • Điều lệ công ty (bản dự thảo);
  • Danh sách thành viên/ cổ đông công ty (đối với loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần, Công ty hợp danh);
  • Văn bản ủy quyền cho nhân viên; trong trường hợp không phải người đại diện pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ.

2. Quy trình thành lập công ty

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty như trên.
  • Bước 2: Cho tất cả các thành viên ký tên theo yêu cầu của bộ hồ sơ.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty dự kiến đặt địa chỉ trụ sở chính.
  • Bước 4: Nhận kết quả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3. Thành lập công ty mất bao lâu?

  • Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
  • Thời gian đăng bố cáo; khắc con dấu; thông báo mẫu con dấu: 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
  • Kê khai thuế ban đầu + đăng ký hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.

Dịch vụ thành lập công ty – doanh nghiệp tại An Phú Luật

  • Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty; An Phú Luật luôn mang đến những giá trị cao cho khách hàng. Sứ mệnh của chúng tôi là hỗ trợ cho khách hàng một cách chuyên nghiệp – nhanh nhất – rẻ nhất. Chúng tôi lấy uy tín của mình trong lĩnh vực này để cam kết khách hàng chắc chắn sẽ hài lòng khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi.
  • An Phú Luật tự hào khi sở hữu một lực lượng nhân viên chuyên nghiệp, luật sư nhiều kinh nghiệm, có thể giải quyết tốt trong mọi trường hợp của khách hàng.
  • Nếu bạn đang phân vân không biết nơi nào uy tín để đại diện thành lập công ty thì An Phú Luật sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho bạn.
  • Ngoài ra nhiều lĩnh vực quý công ty cần phải quảng bá hình ảnh sản phẩm công ty; giới thiệu sản phẩm đến khách hàng nên cần có một trang Web quảng bá sản phẩm; dịch vụ thành lập công ty trọn gói An Phú Luật có thể hỗ trợ; hoặc thiết kế theo yêu cầu của quý khách và hướng dẫn đầy đủ về cách sử dụng; cũng như quảng cáo sản phẩm để thu hút được khách hàng ngay trong thời gian ngắn nhất.
  • Được phục vụ Quý Khách hàng là niềm vinh hạnh của chúng tôi!
  • Liên hệ: 0937.292.168 – 0961.228.260
  • Mail: ketoanhiephoa2017@gmail.com         Website: anphuluat.com

Thành lập công ty TNHH ở Thuận an – Bình Dương

Thủ tục thành lập công ty hợp danh đầy đủ nhất năm 2021

Thủ tục thành lập công ty đầy đủ nhất 2021

Tư vấn thành lập doanh nghiệp mới 2021

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.