Giấy Phép Kinh Doanh Là Gì Và Những Điều Cần Biết

giấy phép đăng ký kinh doanh

An Phú Luật chuyên tư vấn các thủ tục, dịch vụ thành lập công ty, đăng ký nhãn hiệu cũng như xin giấy phép từ doanh nghiệp tại Bình Dương, TP Hồ Chí Minh. Trong nhiều năm hoạt động trong vấn đề đăng ký kinh doanh, Anphuluat nhận thấy rằng nhiều khách hàng vẫn còn bỡ ngỡ, chưa hiểu rõ về giấy phép kinh doanh. Do đó, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn biết khi nào thì cần có một giấy phép đăng ký kinh doanh.

1. Khái niệm giấy phép kinh doanh 

Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cấp cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh theo từng lĩnh vực, loại hình cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi cấp phép kinh doanh, nhà nước sẽ dễ dàng quản lý việc kinh doanh và ràng buộc các nghĩa vụ về thuế.

“Giấy phép kinh doanh gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật”

– Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về giấy phép kinh doanh.

Thông thường sẽ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trước rồi mới đăng ký giấy phép kinh doanh. Hiện nay việc xin giấy phép kinh doanh khá đơn giản, tuy nhiên có một vài ngành nghề phức tạp có thể ảnh hưởng đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia, vì vậy để nhà nước quản lý hiệu quả thì cần phải xin giấy phép đăng ký đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là gì?

2. Đặc điểm bản chất về đăng ký giấy phép kinh doanh

1 .Về mặt pháp lý

  • Là sự công nhận của cơ quan quản lý cho phép cá thể hoạt động.
  • Là sự công nhận về quyền kinh doanh của công dân Việt Nam.

2. Về mặt bản chất

  • Là bằng chứng chứng minh về pháp lý các quyền hoạt động của tổ chức doanh nghiệp.
  • Là bằng chứng thể hiện sự cho phép và công nhận của Nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh. 
  • Nhà nước có thể quản lý hoạt động kinh doanh được chặt chẽ hơn và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.
  • Là giấy thông hành, giấy xác nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động trong ngành nghề với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, như tài chính, y tế, giáo dục,… 
  • Giấy phép kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được sử dụng như mục đích đảm bảo quyền lợi của công dân cũng như các khách hàng và người tiêu dùng liên quan.

3. Về mặt lợi ích

  • Mọi hoạt động của tổ chức kinh doanh sẽ được Nhà nước bảo vệ và cấp phép hoạt động.
  • Được phép xuất hóa đơn đỏ trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Là tư cách pháp nhân và thể hiện đầy đủ các điều kiện hoạt động để tạo sự tin tưởng đối với các bên liên quan và các khách hàng.
  • Có cơ hội phát triển, thúc đẩy mở rộng sự hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn.
  • Hưởng các ưu đãi của Nhà nước như: hỗ trợ vốn vay, khấu trừ thuế,…
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh

3. Nội dung thể hiện trong mẫu giấy phép kinh doanh

Thông thường mẫu giấy phép kinh doanh sẽ thể hiện các nội dung sau:

  • Mã số thuế hay còn gọi là mã số doanh nghiệp.
  • Mã số đăng ký kinh doanh.
  • Tên doanh nghiệp (Hộ kinh doanh hoặc cá thể).
  • Thông tin vốn góp điều lệ và địa chỉ đặt làm trụ sở chính.
  • Người đại diện pháp luật.
  • Đối với hộ kinh doanh sẽ có thông tin về ngành nghề kinh doanh.
  • Các thông tin khác như ngày đăng ký, nơi đăng ký,…
  • Phạm vi của các hoạt động kinh doanh.
  • Các nội dung khác liên quan được cập nhật.
Nội dung mẫu giấy phép kinh doanh
Nội dung mẫu giấy phép kinh doanh

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

4. Quy định đối tượng cấp giấy phép kinh doanh

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về đối tượng cấp giấy phép kinh doanh là các doanh nghiệp trong nước, tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư ở nước ngoài.

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước kinh doanh các ngành nghề có điều kiện

Các tổ chức doanh nghiệp trong nước nếu đăng ký kinh doanh các ngành nghề có điều kiện sẽ được cấp phép kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó.

Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện là:

  • Sản xuất con dấu.
  • Phân phối kinh doanh thiết bị, phần mềm.
  • Dịch vụ cầm đồ.
  • Dịch vụ bảo vệ.
  • Dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được đăng ký giấy phép kinh doanh khi thực hiện các hoạt động kinh tế sau theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

  • Ngành phân phối bán lẻ.
  • Nhập khẩu, buôn bán dầu, mỡ bôi trơn.
  • Dịch vụ xúc tiến thương mại (trừ quảng cáo).
  • Dịch vụ trung gian thương mại.
  • Dịch vụ tổ chức đấu thầu.
Đối tượng xin cấp giấy phép
Đối tượng xin cấp giấy phép

5. 7 Lợi ích khi làm giấy phép kinh doanh

  1. Thuận lợi khi vay vốn: Khi làm các thủ tục vay vốn ngân hàng được tiếp cận với nhiều nguồn vốn ưu đãi để làm kinh doanh.
  2. Chứng minh được tài chính khi đi nước ngoài: Khi muốn làm thủ tục cho người thân trong gia đình đi du học, hoặc đi du lịch nước ngoài có thể chứng minh được tài chính dựa vào giấy phép kinh doanh.
  3. Tổ chức kinh doanh được bài bản: Không bị phạm pháp, có giấy tờ chứng minh và giải trình, đầy đủ thủ tục giấy tờ khi cơ quan kiểm tra.
  4. Dễ dàng tạo dựng được uy tín và niềm tin với khách hàng: Chủ doanh nghiệp có thể thể hiện tư cách pháp nhân của mình vì doanh nghiệp đã hoàn toàn đủ điều kiện để kinh doanh đúng pháp luật.
  5. thuận tiện trong giao dịch:
  6. Thực hiện các giao dịch đơn giản hơn, giúp doanh nghiệp tránh được nhiều hệ lụy sau này.
  7. Rút ngắn được chi phí và thời gian.

 

7 Lợi ích đăng ký giấy phép kinh doanh
7 Lợi ích đăng ký giấy phép kinh doanh

Tham khảo thêm về: dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

6. Lưu ý sau khi nhận được giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh uy tín được đề cập ở đây gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm cho tổ chức kinh doanh, không phải là Giấy phép kinh doanh cấp cho cơ sở bán lẻ hàng hóa của công ty theo quy định tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

Các chủ đầu tư cũng cần những lưu ý về những công việc cần phải làm ngay sau khi đã được cấp giấy phép kinh doanh, cụ thể:

  • Thực hiện khắc con dấu tại các cơ quan có cấp quyền.
  • Đăng thông báo về việc sử dụng con dấu lên Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Tạo tài khoản ngân hàng và kê khai thuế cho tổ chức kinh doanh.
  • Đăng ký in hóa đơn thuế VAT (giá trị gia tăng) tại cơ quan thuế.
lưu ý những việc cần làm sau khi được cấp giấy phép kinh doanh
Lưu ý những việc cần làm sau khi được cấp giấy phép kinh doanh

7. Câu hỏi phổ biến về giấy phép kinh doanh

Các loại về giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay?

Theo pháp luật hiện hành, những loại giấy phép kinh doanh phổ biến là:

1. Giấy phép kinh doanh theo cá nhân tổ chức có thể chia làm 2 loại chính: 

  • Giấy kinh doanh tổ chức doanh nghiệp.
  • Giấy kinh doanh hộ cá thể.

2. Giấy phép kinh doanh theo các ngành, lĩnh vực:

  • Giấy phép kinh doanh thương mại.
  • Giấy phép kinh doanh văn hóa thông tin.
  • Giấy phép kinh doanh tài chính, ngân hàng.
  • Giấy phép kinh doanh công nghiệp.
  • Giấy phép kinh doanh công an.

Vì sao phải đăng ký làm giấy phép kinh doanh

Việc đăng ký giấy phép giúp tổ chức cá nhân có được những lợi ích như: 

  • Có tư cách pháp nhân được sự công nhận, bảo hộ của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân không có tư cách pháp nhân.
  • Được xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng VAT một cách hợp pháp.
  • Được thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế. Tránh được việc bị xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.

Trường hợp nào tổ chức kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh?

Khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra giấy phép kinh doanh của tổ chức và phát hiện các vấn đề sau sẽ lập tức thu hồi giấy phép kinh doanh:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không đúng thực tế.
  • Không hoạt động kinh doanh trong 6 tháng liên tục và không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký trụ sở và Cơ quan thuế.
  • Kinh doanh những loại hình ngành, nghề bị cấm.
  • Đăng ký kinh doanh bởi những người không được quyền kinh doanh thành lập, không có tư cách pháp nhân.
  • Trường hợp khác theo quy định pháp luật Nhà nước, phán quyết của Tòa án hay đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.

Xin giấy phép kinh doanh ở đâu?

  • Xin cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt làm trụ sở chính.
  • Xin giấy phép kinh doanh hộ gia đình tại cơ quan có thẩm quyền chuyên môn của UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

Kinh doanh là hoạt động đem lại lợi ích cho bản thân, góp phần sự phát triển của đất nước. Chính vì thế, việc nắm rõ các quy định của pháp luật về giấy phép kinh doanh là vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo quyền lợi của tổ chức cũng như tránh được việc bị phạt khi bị cơ quan quản lý kiểm tra giấy phép. Trên đây là những thông tin mới nhất mà Anphuluat cung cấp về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Nếu bạn vẫn còn điều gì băn khoăn hay muốn đăng ký kinh doanh tại Bình Dương, TP Hồ Chí Minh thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Liên hệ dịch vụ thành lập công ty An Phú Luật:

 Hotline:
 0937.292.168 – 0961.228.260
 Address:
 331/1 An Phú 01, Phường An Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương
 Address 2:
 220/5 Thống Nhất, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM
 Mail:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.