Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Nhanh Chóng

Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh

Giấy phép kinh doanh là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Một công ty muốn đi vào hoạt động thì cần phải thực hiện đăng ký giấy phép tại các cơ quản lý. Vậy hãy cùng An Phú Luật tìm hiểu quy trình đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh qua bài viết này.

1. Khái niệm về giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là một trong những điều kiện cần và đủ để giúp cho các cá nhân hay tổ chức có thể hoạt động kinh doanh. Là loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp nhằm quản lý trật tự xã hội về việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn. 

“Nghĩa vụ của doanh nghiệp là đáp ứng đủ điều kiện về giấy phép kinh doanh khi đăng ký kinh doanh các ngành, nghề đầu tư có điều kiện và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.”

– Theo điều 1 khoản 8 trong bộ luật Doanh nghiệp

Hướng Dẫn Làm Thủ Tục Giấy Phép Kinh Doanh
Giấy phép kinh doanh là giấy phép được cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp

2. Điều kiện để làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

2.1 Đối với các tổ chức và doanh nghiệp trong nước

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ nhau sẽ có những điều kiện đáp ứng nhằm xin cấp giấy phép kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có những điều kiện mà các tổ chức và doanh nghiệp trong nước buộc phải có như:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất: Giấy được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Chứng chỉ hành nghề: Những công ty như văn phòng công chứng hay công ty luật bắt buộc phải có.
  • Điều kiện về vốn pháp định: Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản với vốn pháp định từ 20 tỷ trở lên.

2.2 Đối với những tổ chức có vốn đầu tư đến từ nước ngoài

Theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về các đối tượng đầu tư nước ngoài có thể được cấp giấy phép kinh doanh là: 

2.2.1 Nhà đầu tư đến từ nước hoặc vùng lãnh thổ có tham gia vào Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Trong đó các hoạt động mua bán hàng hóa, cũng như các hoạt động trực tiếp có liên quan đến mua bán hàng hóa sẽ được cấp phép kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng được các quy định như:

  • Phù hợp về điều kiện tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà trong đó Việt Nam là thành viên.
  • Kế hoạch về tài chính được thực hiện cụ thể nhằm đề nghị cơ quan tại Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh.
  • Trong trường hợp đã kinh doanh tại Việt Nam hơn 1 năm, thì tại thời điểm hiện tại không còn nợ thuế quá hạn.

2.2.2 Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước hay vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã tham Điều ước quốc tế

Khi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, cần đáp ứng các điều kiện và tiêu chí sau đây:

Về điều kiện:

  • Cần có kế hoạch tài chính cụ thể nhằm thực hiện các hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  • Đã hoạt động tại Việt Nam hơn 1 năm thì không có tiền lệ nợ thuế quá hạn.

Về tiêu chí:

  • Phù hợp và đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Doanh nghiệp đi vào hoạt động phải tạo được công ăn việc làm cho lao động tại Việt Nam.
  • Có khả năng cũng như mức độ đóng góp ngân sách cho nhà nước Việt Nam.

2.3 Lưu ý về điều kiện làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh:

Các điều kiện đã nêu trên cũng có thể áp dụng cho các dịch vụ kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường mà Việt Nam là thành viên của Điều ước quốc tế.

Những mặt hàng chưa được thực hiện cam kết mở cửa thị trường nằm trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên gồm: Mỡ bôi trơn, dầu, đường, gạo, vật phẩm đã ghi hình, báo, tạp chí và sách cũng phải đáp ứng với những điều kiện này.

  • Đối với hàng hóa là mỡ bôi trơn, dầu: Sẽ được xem xét cấp phép quyền phân phối hoặc nhập khẩu cho tổ chức kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động sản xuất mỡ bôi trơn và dầu tại Việt Nam. Sản xuất cũng như phân phối hàng hóa tại Việt Nam như máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng các loại dầu hay mỡ bôi trơn dạng đặc thù.
  • Đối với các vật phẩm: đã ghi hình, báo, tạp chí và sách sẽ được xem xét cấp phép nếu tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam với hình thức là siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
3 Điều Kiện Giấy Phép Kinh Doanh
3 điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh cần có

3. Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Thủ tục đăng ký giấy phép hiện nay khá đơn giản và nhanh chóng. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn hình thức mà doanh nghiệp bạn muốn hoạt động

Hiện nay, pháp luật tại Việt Nam có quy định về những loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau như:

  • Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Việc lựa chọn hình thức kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạt động và thành lập cũng như quá trình phát triển liên tục của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần xem xét để lựa chọn hình thức phù hợp đối với mục tiêu phát triển trong tương lai.

Mặc dù được chia theo nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên quy trình và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cũng sẽ tương tự nhau.

Bước 2: Đặt tên thương hiệu và xác định nơi đặt trụ sở

  • Tên công ty không nên trùng hoặc tương tự với tên của các doanh nghiệp khác có thể dễ gây nhầm lẫn.
  • Địa điểm trụ sở doanh nghiệp phải rõ ràng, không nên là các tòa nhà dùng để ở, trừ trường hợp là tầng trệt tòa nhà hoặc là những tòa nhà văn phòng có mục đích thương mại.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ để được cấp phép kinh doanh

Tùy thuộc vào từng loại hình mà công ty chủ thể đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh mới nhất sẽ bao gồm:

  1. Hộ khẩu là bản sao công chứng.
  2. CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu là bản sao công chứng.
  3. Hợp đồng thuê trụ sở kinh doanh (nếu là địa điểm thuê); Giấy chủ quyền trụ sở kinh doanh (nếu là chủ sở hữu).
  4. Giấy đề nghị ĐKKD ghi đầy đủ thông tin sau:
  • Tên đơn vị kinh doanh, địa chỉ nơi kinh doanh; số phone (điện thoại).
  • Ngành và nghề doanh nghiệp dự tính đăng ký kinh doanh.
  • Số vốn ban đầu.
  • Số lao động được sử dụng cho đơn vị kinh doanh.
  • Họ và tên, chữ ký, địa chỉ cư trú, thông tin CMND/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu vẫn còn hiệu lực của các cá nhân đăng ký kinh doanh hoặc đại diện đơn vị kinh doanh.

Bước 4: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục và sau đó nhận kết quả.

Trong quá trình nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp cần theo dõi để điều chỉnh và bổ sung hồ sơ kịp thời.

Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ, chủ thể kinh doanh sẽ được cấp giấy phép hoạt động.

Hướng Dẫn Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh
Hướng dẫn thủ tục giấy phép kinh doanh

Xem thêm: Đăng ký kinh doanh tại An Phú Luật

Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay

  • Giấy chứng nhận thực hiện đăng ký đầu tư

Là loại văn bản ghi nhận thông tin của NĐT về những dự án đầu tư được ghi chép vào văn bản hoặc văn bản điện tử. Mục đích khi xin loại giấy chứng nhận này nhằm giúp các cá nhân hay tổ chức nước ngoài có thể hoạt động và đầu tư hợp pháp tại Việt Nam. 

  • Giấy chứng nhận đăng ký công ty (doanh nghiệp) – Ghi chép lại các thông tin thành lập của doanh nghiệp

Là loại văn bản tựa như bản điện tử được cơ quan đăng ký kinh doanh áp dụng cho các công ty để ghi chép lại các thông tin về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  • Giấy phép hoạt động kinh doanh cho những lĩnh vực có tính đặc thù

Mỗi một ngành nghề đều sẽ có những đặc thù riêng và những lĩnh vực hoạt động khác nhau. Việc cấp giấy phép để công ty đi vào hoạt động cũng sẽ có điểm khác biệt. Mỗi một bộ phận ban ngành quản lý sẽ có những yêu cầu riêng biệt đối với ngành kinh doanh thuộc lĩnh vực của công ty bạn.

Một số ngành có thể ảnh hưởng và tác động lớn đến xã hội cũng như chính sách của Việt Nam thì cần phải có sự đồng ý của Cơ quan Trung ương hoặc Chính phủ nhà nước thì mới được kinh doanh. Một số ngành ví dụ như: Casino, Tài chính – ngân hàng,…

  • Giấy phép đăng ký áp dụng cho chi nhánh, văn phòng đại diện, kho hàng

Giấy phép này sẽ được người thành lập công ty hoặc đối tượng có được sự ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh tùy thuộc vào vị trí đặt trụ sở chính. Hoặc người đại diện pháp luật có thể nộp hồ sơ qua mạng điện tử theo quy định của Công thông tin quốc gia về việc tham gia đăng ký doanh nghiệp để mở chi nhánh.

Theo thông tư tại số 130/2017/TT-BTC, chi phí thực hiện thủ tục trực tiếp tại văn phòng đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng/lần và miễn phí khi đăng ký qua mạng điện tử.

Các Loại Giấy Phép Đăng Ký Kinh Doanh Phổ Biến
Các loại giấy phép đăng ký kinh doanh phổ biến

5. Làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Trong bao lâu

  • Nếu làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty (doanh nghiệp) thì đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi mà doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở. Thời gian xin giấy phép kinh doanh sẽ là 3 ngày.
  • Nếu làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể thì đăng ký tại Phòng kinh tế/kế hoạch tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính. Thời gian cấp giấy phép kinh doanh là 04 ngày.
Làm Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh
Làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

Xem thêm: Đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại An Phú Luật

6. Làm giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu tiền?

Dưới đây là toàn bộ chi phí mà bạn phải chi trả khi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh:

6.1 Chi phí cố định nhà nước:

1. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể: 100.000VNĐ.

2. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp:

  • Mức phí đăng ký GPKD tại Phòng đăng ký Sở kế hoạch và đầu tư là 50.000 đồng
  • Mức phí đăng ký bố cáo cho việc thành lập doanh nghiệp tại Cổng thông tin Quốc gia là 100.000 đồng.

3. Chi phí đăng tuyên bố thành lập công ty: 300.000VNĐ.

4. Chi phí ký quỹ khi mở tài khoản ngân hàng: 1,000,000 – 1,500,000 VNĐ.

5. Chi phí/ lệ phí môn bài: 1,000,000 – 3,000,000 VNĐ.

Chi phí/ lệ phí môn bài sẽ tùy thuộc vào vốn điều lệ khi đăng ký giấy phép kinh doanh. Cụ thể chi phí môn bài được quy định như sau:

Vốn điều lệThuế môn bài 1 nămThuế môn bài ½ nămĐối tượng nộp thuế
Trên 10 tỷ Đồng3 triệu đồng1 triệu đồngDoanh nghiệp được cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKDN từ 01/01 – 30/06
Từ 10 tỷ trở xuống2 triệu đồng1 triệu đồngDoanh nghiệp được cơ quan cấp giấy chứng nhận ĐKDN từ 01/07 – 31/12

6.2 Chi phí phát sinh bên ngoài:

  • Khắc con dấu: 250,000 VNĐ.
  • Tạo bảng hiệu: 220,000 VNĐ.
  • Khắc con dấu ký tên: 100,000 VNĐ.
  • Khắc con dấu chức danh: 100,000 VNĐ.
Chi Phí Làm Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh 2023
Chi phí làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh 2023

7. Câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

7.1 Chi phí làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào bạn sẽ đăng ký kinh doanh theo hộ cá thể hay thành lập doanh nghiệp mà sẽ có mức chi phí khác nhau.

  • Đối với chi phí kinh doanh hộ cá thể là 100,000 đồng.
  • Đối với chi phí thành lập doanh nghiệp 150,000 đồng.
  • Chi phí nộp cho cơ quan Nhà nước: 200,000 đồng.
  • Chi phí đăng thông báo thành lập công ty: 300,000 đồng.
  • Chi phí ký quỹ để mở tài khoản ngân hàng: 1,000,000 – 1,500,000 đồng.
  • Lệ phí đóng phí môn bài cho năm đầu tiên: 1,000,000 – 3,000,000 đồng.

7.2 Có mấy loại giấy phép đăng ký kinh doanh?

Hiện nay, có 4 loại giấy phép kinh doanh phổ biến là: 

  • Giấy chứng nhận thực hiện đăng ký đầu tư.
  • Giấy chứng nhận đăng ký công ty (doanh nghiệp) – Ghi chép lại các thông tin thành lập của doanh nghiệp.
  • Giấy phép hoạt động kinh doanh cho những lĩnh vực có tính đặc thù.
  • Giấy phép đăng ký áp dụng cho chi nhánh, văn phòng đại diện, kho hàng.

7.3 Doanh nghiệp/công ty muốn làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh doanh ở đâu?

Doanh nghiệp/công ty muốn làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Bình Dương hay TP. HCM sẽ thực hiện thủ tục mới tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nếu doanh nghiệp bạn có trụ sở tại TP. HCM thì sẽ thực hiện việc thay đổi thủ tục ĐKKD tại cơ quan quản lý TP. HCM.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng tại cổng thông tin điện tử quốc gia.

7.4 Thời gian xin cấp giấy phép kinh doanh là bao lâu?

Sau khoảng từ 03 đến 05 ngày làm việc nếu đủ bộ hồ sơ hợp lệ, chủ thể kinh doanh sẽ được cấp giấy phép hoạt động. Cụ thể:

  • Nếu làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty (doanh nghiệp) thì thời gian xin giấy phép kinh doanh sẽ là 3 ngày.
  • Nếu làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể thì thời gian cấp giấy phép kinh doanh là 04 ngày.

7.5 Thủ tục làm giấy phép kinh doanh cần những gì?

Tùy vào mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau mà các giấy tờ đăng ký kinh doanh cũng khác nhau. Cụ thể:

Để thực hiện thủ tục làm giấy phép kinh doanh cho công ty doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ sau đây:

  • Giấy đề nghị xin cấp phép thành lập doanh nghiệp.
  • Danh sách các thành viên trong hội đồng góp vốn.
  • Chứng chỉ hành nghề của Tổng giám đốc hay Giám đốc.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người đại diện pháp luật.
  • Hợp đồng góp vốn điều lệ.
  • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện.

Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể:

  • Bản sao y CCCD, chứng minh thư hoặc hộ chiếu của chủ hộ.
  • Bản sao y biên bản họp các thành viên hộ.
  • Chứng chỉ hành nghề nếu có.
  • Biên bản xác nhận vốn góp của các thành viên.

7.6 Làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?

  • Nơi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty (doanh nghiệp): Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi đăng ký.
  • Nơi làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể: Phòng kinh tế/kế hoạch tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp Quận/Huyện nơi đăng ký. 

7.7 Hướng dẫn làm thủ tục giấy phép kinh doanh

  • Bước 1: Lựa chọn hình thức doanh nghiệp muốn hoạt động.
  • Bước 2: Chọn tên thương hiệu và nơi đặt trụ sở chính.
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sau đó nhận kết quả.

7.8 Lệ phí thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh là bao nhiêu?

Lệ phí thay đổi đăng ký kinh doanh công ty là miễn phí. Thay vào đó, bạn chỉ cần nộp:

  • Chi phí tuyên bố thay đổi thông tin tại Cổng thông tin quốc gia: 100,000 đồng
  • Phí thay đổi con dấu pháp nhân của công ty: 200.000 đồng.
Câu Hỏi Thường Gặp Về Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh
8 câu hỏi thường gặp về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Trên đây là những thông tin về cách làm thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanhAnphuluat muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn thực hiện việc đăng ký kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Liên hệ dịch vụ thành lập công ty An Phú Luật:

 Hotline:
 0937.292.168 – 0961.228.260
 Address:
 331/1 An Phú 01, Phường An Phú, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương
 Address 2:
 220/5 Thống Nhất, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP. HCM
 Mail:

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.