thủ tục thành lập công ty FDI bạn chuẩn bị thành lập nhưng bạn chưa biết gồm những gì; các hồ sơ; điều kiện; …để thành lập công ty FDI. Thì trong bài viết này Anphuluat.com sẽ tư vấn, hướng dẫn các bạn chi tiết về các thủ tục thành lập công ty FDI.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam hiện nay, đã tạo ra được những bước tiến mới, đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế của Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và phát triển hơn.
Công ty, doanh nghiệp FDI là gì?
FDI được viết tắt từ tên tiếng anh là Foreign Direct Investment; có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài; đây là một hình thức đầu tư một cách dài hạn của các tổ chức hay cá nhân từ nước này vào nước khác. Ở đây chúng ta có thể hiểu là từ nước ngoài vào Việt Nam.
Công ty hay doanh nghiệp FDI là những công ty; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cho nên; thành lập công ty FDI tại Việt Nam chính là thành lập công ty có vốn đầu tư của các cá nhân hay tổ chức nước ngoài ở Việt Nam.
thủ tục thành lập công ty FDI tại Việt Nam, Hướng dẫn các trình tự
Các chủ đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty; doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua hai cách. Đó là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
thủ tục thành lập công ty FDI khi đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hình thức đầu tư trực tiếp là một trong những hình thức: nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư lâu dài (dài hạn) và thực hiện các dự án đầu tư, thông qua việc thành lập một tổ chức kinh tế tại một quốc gia khác. Thủ tục thành lập công ty FDI tại Việt Nam với hình thức trực tiếp, sẽ được thực hiện thông qua những bước sau:
Bước 1: Thực hiện kê khai các thông tin; về dự án đầu tư của nước ngoài trên cổng thông tin quốc gia.
Các nhà đầu tư nước ngoài cần phải thực hiện kê khai thông tin về các dự án đầu tư. nước ngoài lên trên cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
Sau khi thực hiện kê khai các thông tin về dự án, xin giấy phép đầu tư, nhà đầu tư sẽ được cấp thông tin tài khoản trên hệ thống thông tin.
Nhà đầu tư sử dụng chính tài khoản này để cập nhật và theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
Cơ quan Đăng ký đầu tư sẽ xử lý thông qua tài khoản này, họ sẽ cập nhật trạng thái hồ sơ và xử lý trả kết quả cho nhà đầu tư theo quy định.
Bước 2: Soạn thảo và hồ sơ xin giấy phép đầu tư cho Sở kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục thành lập công ty FDI của nhà đầu tư nước ngoài, lần đầu thành lập và đầu tư ở Việt Nam thì cần phải làm thủ tục, để xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ gồm có:
– Văn bản đề nghị cơ quan quản lý đầu tư, cấp giấy phép đăng ký đầu tư.
– Bản đề xuất về dự án đầu tư gồm có: Mục tiêu và quy mô dự án; Vốn đầu tư, chủ đầu tư tiến hành dự án; thời hạn và tiến độ đầu tư, nhu cầu lao động phương án huy động vốn, đánh giá về tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư mang lại của công ty FDI tại Việt Nam.
– Tài liệu, văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài. Tài liệu chứng minh địa điểm đặt trụ sở của công ty FDI là hợp pháp (như Quyền sử dung đất, hợp đồng thuê dài hạn, …), giấy chứng nhận đăng ký doanh.
– Nếu nhà đầu tư là cá nhân thì cần:
– Hộ chiếu; giấy chứng minh nhân dân bản sao; thẻ căn cước bản sao.
– Văn bản, tài liệu chứng minh số dư tài khoản ngân hàng, để xác nhận khả năng thành lập công ty.
– Nếu nhà đầu tư là tổ chức thì cần có:
– Văn bản đăng ký doanh nghiệp chứng minh tư cách pháp nhân tương đương.
– Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất của nhà đầu tư; văn bản cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, hoặc tổ chức tài chính, bảo lãnh năng lực tài chính; cùng với tài liệu chứng minh năng lực tài chính của tổ chức nhà đầu tư .
– Những tài liệu liên quan khác; giấy tờ chứng minh văn phòng thuê hợp lệ; quyền sử dụng đất thuê, …
Bước 3: thủ tục thành lập công ty FDI cần chuẩn bị gì?
Thủ tục thành lập công ty FDI không thể thiếu các thông tin vô cùng quan trọng như sau, bao gồm:
Ngành nghề mà công ty FDI định đăng ký kinh doanh. Một công ty FDI có thể đăng ký nhiều ngành nghề khác nhau.
Tuy nhiên, công ty cần phải tra cứu mã ngành kinh doanh, đáp ứng theo hệ thống mã ngành nghề cấp 4 và phải áp đúng mã ngành nghề đó, thì công ty mới được phép đăng ký kinh doanh.
Loại hình công ty: Hiện nay. các công ty FDI tại Việt Nam thường hoạt động dưới 2 loại hình công ty chính đó là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Vì vậy; công ty FDI cần lựa chọn hình thức công ty để làm thủ tục thành lập công ty FDI.
Chuẩn bị địa chỉ công ty FDI tại Việt Nam:
Công ty FDI tại Việt Nam cần phải có địa chỉ cụ thể. Tuy nhiên; Phải đáp ứng theo yêu cầu mà luật pháp quy định, không được đặt địa chỉ ở những nơi như khu chung cư; nhà tập thể.
– Chuẩn bị tên công ty: Tên công ty FDI tại Việt Nam cần phải tuân thủ một số quy định theo luật pháp, đó là loại hình công ty trước sau đó mới đến tên riêng của công ty. Ví dụ như sau:
Công ty cổ phần FBC Việt Nam
Công ty TNHH Vinahouses
Người đại diện cho công ty FDI tại Việt Nam theo pháp luật quy định.
Thực hiện kê khai vốn điều lệ cho công ty FDI.
Bước 4: Khắc dấu pháp nhân: Thực hiện khắc dấu cho công ty FDI, bao gồm tên công ty và mã số công ty.
Bước 5: Tiến hành mở tài khoản ngân hàng; chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Chủ đầu tư nước ngoài cần phải góp vốn trong vòng 90 ngày; kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, theo Luật Doanh nghiệp quy định.
Vì vậy, nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản, chuyển vốn đầu tư trực tiếp ngay sau khi thành lập công ty.
Bước 6: Hoàn thành các thủ tục còn lại sau thành lập công ty
Sau khi thực hiện xong thủ tục thành lập công ty FDI, nhà đầu tư cần làm các thủ tục như mua chữ số; đăng ký tài khoản; nộp thuế môn bài; kê khai thuế môn bài; kê khai thuế; phát hành hóa đơn, ….
thủ tục thành lập công ty FDI khi đầu tư gián tiếp nước ngoài; thông qua việc góp vốn; mua cổ phần công ty Việt Nam.
Hình thức, thủ tục thành lập công ty FDI thông qua việc góp vốn; Mua cổ phần tại các công ty Việt Nam với mục đích là thuận tiện và nhanh hơn. Thủ tục thành lập công ty FDI. Khi đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng ký mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty Việt Nam.
Nhà đầu tư cần phải nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; nơi công ty đặt trụ sở chính để làm thủ tục đăng ký mua cổ phần; góp vốn; phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
Trường hợp việc mua cổ phần; góp vốn; phần vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài đáp ứng được tất cả các điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư. Thì nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không đáp ứng đủ và đúng điều kiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do cụ thể.
Trên thực tế; nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty Việt Nam trước; sau đó mới tiến hành thủ tục vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam.
Hoặc cũng có thể mua lại cổ phần; mua phần vốn góp của công ty Việt Nam đã có sẵn; vì thủ tục thành lập công ty Việt Nam đơn giản hơn nhiều, nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn phương pháp này.
Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký công ty, bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài.
Sau khi có sự đồng ý; chấp thuận của Sở Kế hoạch và Đầu tư; về việc chấp nhận cho chủ đầu tư nước ngoài mua cổ phần; góp vốn; phần vốn góp thì nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau đây:
Thực hiện thủ tục thay đổi thành viên; Cđông trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. thủ tục thành lập công ty FDI
Như vậy; Anphuluat.com đã giới thiệu; tư vấn cho các bạn thủ tục thành lập công ty FDI cơ bản như trên. Việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nay đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Khi cần hãy liên hệ anphuluat để được tư vấn
Các bạn chỉ cần liên hệ với dịch vụ tư vấn An Phú Luật. chúng tôi sẽ thay các bạn thực hiện các thủ tục thành lập công ty FDI và đăng ký kinh doanh một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Nếu các bạn còn vướng mắc nào chưa rõ, cần sự hỗ trợ thì hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0937.292.168 – 0961.228.260 để được tư vấn và hỗ trợ.
xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
(Mở trong cửa số mới)Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài mới nhất 2021
(Mở trong cửa số mới)Hướng dẫn Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài(Mở trong cửa số mới)
Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam(Mở trong cửa số mới)