Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Làm Gì Năm 2022? Chi Tiết 11 Việc Cần Làm

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì 2022?

Hiện nay số lượng doanh nghiệp thành lập mới ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng biết rõ được những công việc cụ thể cho doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì. Vì vậy trong bài viết hôm nay An Phú Luật sẽ hướng dẫn các bạn 11 công việc cần làm chi tiết nhất.

1. Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?

Doanh nghiệp mới thành lập sẽ đăng ký và nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Từ đó, hệ thống thông tin dữ liệu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia sẽ ghi nhận công ty của bạn đang hoạt động. Đồng thời, cùng thời điểm đó cơ quan thuế cũng như các cơ quan liên quan sẽ cập nhật được tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Sau khi nhận được giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần làm một số điều sau đây: Khắc con dấu công ty, mua chữ ký số, khai thuế GTGT, phát hành hóa đơn,…

Nếu doanh nghiệp không thực hiện những công việc mà công ty mới thành lập cần làm, thì sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý và phạt tiền.

>> Tham khảo ngay: Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì 2022?
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?

2. 11 Điều Khi Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Làm

2.1 Khắc con dấu công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm đó là thực hiện thủ tục khắc con dấu. Đây là thủ tục cần thiết để công ty có thể đi vào vận hành.

Mỗi một doanh nghiệp cần có mẫu con dấu thống nhất về hình thức, nội dung và kích thước.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thực hiện khai báo với Phòng Đăng ký kinh doanh ở nơi doanh nghiệp đặt trụ sở trước khi đưa con dấu vào sử dụng, cũng như khi có những thay đổi hay hủy mẫu con dấu.

Chi phí để khắc một con dấu hiện tại giao động từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng, tùy thuộc vào giá bán và thương hiệu do công ty khắc con dấu đưa ra.

2.2 Thiết kế và treo bảng hiệu

Tại Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp vào năm 2020 “Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp”. Vì vậy, thiết kế và treo bảng hiệu là một trong những việc cần phải làm sau khi doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh.

Nếu không thực hiện treo biển hiệu công ty sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 15 triệu đồng theo Khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Về quy định khi làm biển hiệu sẽ như sau:

  • Với những biển hiệu theo chiều ngang sẽ có kích thước tối đa là 2m. Chiều dài sẽ không được vượt quá chiều ngang của mặt tiền nhà.
  • Với biển hiệu dọc thì kích thước chiều ngang tối đa là 1m. Chiều cao tối đa không được vượt quá 4m, cũng như không được vượt quá chiều cao trụ sở công ty nơi đặt biển hiệu.
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì?
Doanh nghiệp mới thành lập cần thiết kế tạo bảng hiệu logo công ty

2.3 Mua chữ ký số

Chữ ký số là một hình thức chữ ký điện tử được tạo ra nhờ công nghệ mã hóa công khai. Chữ ký số có vai trò tương tự như một chữ ký tay cá nhân hoặc một con dấu của doanh nghiệp. Chúng được thừa nhận pháp lý khi các giao dịch được thực hiện trên các nền tảng điện tử như: ký kê khai thuế, ký hợp đồng điện tử, ký giao dịch tài chính, ký phát hành hóa đơn điện tử…

Với một doanh nghiệp mới thành lập nên đăng ký và mua chữ ký số tại những đơn vị uy tín như: Viettel, FPT, VNPT,… Tuy những đơn vị này chi phí có thể cao nhưng sẽ đảm bảo được sự an toàn về các vấn đề kỹ thuật cho khách hàng.

2.4 Mở và thông báo số tài khoản ngân hàng

Hiện nay, tài khoản ngân hàng đóng một trò rất lớn đối với doanh nghiệp trong việc thanh toán hóa đơn hàng hóa, nộp thuế,…

Hơn nữa việc thực hiện các khoản giao dịch trên 20 triệu đồng bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán bằng tài khoản ngân hàng. Thanh toán theo hình thức này thì sẽ được khấu trừ thuế GTGT cũng như chi phí thuế TNDN mới được trừ theo quy định tại Thông tư 173/2016/TT-BTC và Nghị định 209/2013/NĐ-CP.

Sau khi mở tài khoản ngân hàng thì trong thời hạn 10 ngày kể từ lúc có tài khoản, doanh nghiệp phải thực hiện khai báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm nắm được thông tin cũng như kiểm soát được giao dịch của công ty.

2.5 Kê khai và nộp thuế môn bài

Khi doanh nghiệp mới thành lập thì việc kê khai thuế môn bài rất quan trọng. Doanh nghiệp cần khai thuế trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp (theo Khoản 2 – Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019).

Mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp sẽ dựa trên số vốn công ty đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.

  • Với số vốn trên 10 tỷ mức lệ phí môn bài phải nộp cho mỗi năm là 3 triệu đồng
  • Với số vốn dưới 10 tỷ mức lệ phí môn bài phải nộp cho mỗi năm là 2 triệu đồng
  • Với chi nhánh, văn phòng đại diện, tổ chức kinh tế khác,.. thì mức phí môn bài phải nộp là 1 triệu đồng/ năm.

Một số lưu ý khi nộp thuế môt bài cho doanh nghiệp mới thành lập.

  • Nếu công ty được thành lập trong 6 tháng đầu năm thì bắt buộc phải nộp thuế môn cho cho hết năm.
  • Đối với công ty thành lập trong 6 tháng cuối năm thì chỉ cần nộp 1/2 thuế môn bài của năm đầu thành lập.
  • Doanh nghiệp cần nộp thuế đúng quy định nếu sau thời gian bắt buộc thì sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 15 triệu đồng tuy theo mức độ vi phạm.
Doanh nghiệp mới thành lập cần nộp thuế gì
Doanh nghiệp mới thành lập cần nộp thuế gì

2.6 Khai thuế GTGT (giá trị gia tăng/VAT)

2.6.1 Kê khai và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Mặc định doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ sử dụng phương pháp tính thuế khấu trừ. Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT;
  • Bảng kê hóa đơn;
  • Chứng từ hàng hóa hóa dịch vụ mua vào theo mẫu 01-2/GTGT;
  • Báo cáo tình hình dùng hóa đơn mẫu BC26 theo tháng hoặc quý.

>> Tham khảo: Dịch vụ báo cáo thuế tại An Phú Luật

2.6.2 Kê khai và nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp

Đây là phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp dựa trên doanh thu thực tế của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Hồ sơ kê khai gồm:

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu 04/GTGT hoặc 03/GTGT;
  • Bảng kê hóa đơn;
  • Chứng từ hàng hóa và dịch vụ bán ra theo mẫu 04-1/GTGT.

2.6.3 Quy định về thời gian kê khai và nộp thuế GTGT

  • Công ty mới thành lập sẽ khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo quý, áp dụng cho 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng;
  • Chậm nhất là 30 ngày doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo quý;
  • Đa số doanh nghiệp mới thành lập sẽ chưa có phát sinh các nghiệp vụ như mua bán hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

2.7 Kê khai thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân được xem là khoản tiền thuế mà người lao động phải trích nộp một phần của tiền lương vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp có phát sinh khấu trừ thuế TNCN có nghĩa vụ khai thuế thu nhập cá nhân.

Doanh nghiệp khi mới thành lập sẽ được lựa chọn khai thuế TNCN theo quý. Việc khai thuế TNCN theo quý sẽ được xác định lần đầu, kể từ quý đầu tiên có phát sinh nghĩa vụ khai thuế và sẽ áp dụng ổn định cả năm.

Theo quy định tại Điểm B – Khoản 1 – Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, ngày 19 tháng 20 năm 2020 của Chính phủ có quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế. Như sau:

  • Nếu doanh nghiệp đủ điều kiện khai thuế TNCN theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập nhập cá nhân theo quý.
  • Tờ khai thuế TNCN được thực hiện theo mẫu 05/KK-TNCN theo quy định của thông tư số 92/2015/TT-BTC.
Doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần làm gì?
Doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần làm gì?

2.8 Phát hành hóa đơn

2.8.1 Hóa đơn giấy

Sau khi thực hiện thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng và có được sự đồng ý từ cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Doanh nghiệp mới được tiến hành liên hệ đơn vị cung cấp in hóa đơn cũng như phát hành.

2.8.2 Hóa đơn điện tử

Hồ sơ đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử sẽ được duyệt sau khoảng 2 ngày kể từ ngày nộp đơn. Sau thời gian đó hóa mới có giá trị lưu hành và sử dụng. Hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Quyết định sử dụng hóa đơn;
  • Thông báo phát hành hóa đơn;
  • Hóa đơn mẫu;
  • Một số đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử uy tín: BKAV, Viettel, VNPT,…

Lưu ý: Để phát hành được hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần có những thứ sau đây:

  • Chữ ký số;
  • Phần mềm hỗ trợ khai thuế để thông báo phát hành hóa đơn và kết xuất XML;
  • Quyết định áp dụng hóa đơn cũng như mẫu hóa đơn scan, đính kèm file word nộp qua mạng.

2.9 Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Doanh nghiệp mới thành lập, kế toán cần làm gì là một trong những việc được rất nhiều công ty quan tâm. Dưới đây sẽ là 2 điều kế toán cần thực hiện.

2.9.1 Lựa chọn chế độ kế toán

Để lựa chọn phù hợp chế độ kế toán bạn phải xác định được quy mô của doanh nghiệp. Từ đó việc hoạch toán mới chính xác.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng chế độ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT-BTC, nhưng thông tư 133 sẽ thường được chọn.

Doanh nghiệp lớn sẽ phải áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

2.9.2 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ

Phương pháp trích khấu hao TSCĐ sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có tài sản cố định. Công ty sẽ tự quyết định về phương pháp khấu hao, thời gian trích khấu hao tài sản cố định theo quy định.

3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định bao gồm:

  • Trích khấu hao theo đường thẳng;
  • Trích khấu hao theo số dư giảm dần được điều chỉnh;
  • Trích khấu hao theo khối lượng và số lượng sản phẩm.

2.10 Tham gia bảo hiểm cho nhân viên

Theo luật BHXH quy định trong 30 kể từ khi ký hợp đồng với người lao động, doanh nghiệp phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động

Trong trường hợp doanh nghiệp đóng BHXH cho người lao động bị chậm sẽ bị phạt từ 18% cho đến 20% tổng số tiền BHXH. Tuy nhiên mức đóng phạt sẽ không vượt quá 75 triệu đồng.

Trường hợp doanh nghiệp bị phát hiện trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị phát trừ 50 triệu đến 70 triệu đồng theo Điều 4 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Bạn cũng có thể tham khảo ngay dịch vụ bảo hiểm xã hội tại An Phú Luật để việc thực hiện thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn.

Các loại bảo hiểm doanh nghiệp mới thành lập cần là gì
Các loại bảo hiểm doanh nghiệp mới thành lập cần đóng cho nhân viên

2.11 Hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ, chứng chỉ và vốn

Trong quá trình đăng ký thành lập công ty những thông tin còn thiếu như giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề (các mã ngành kinh doanh có điều kiện). Doanh nghiệp cần hoàn thiện các hồ sơ trên để tránh trường hợp bị thanh tra bất ngờ sẽ bị phạt.

Đồng thời tại Luật Doanh nghiệp 2022 có quy định các loại hình công ty như: công ty CP, công ty TNHH, công ty hợp danh,… Cần thực hiện đúng cam kết đóng góp vốn điều lệ trong thời hạn quy định, 90 ngày kể từ khi nhận được giấy phép kinh doanh.

Tham khảo thêm tại: Dịch vụ thành lập công ty cổ phần là gì?

3. Kết luận

Qua bài viết về doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì năm 2022? An Phú Luật mong rằng bạn sẽ nắm được những thông tin quan trọng để thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích hãy chia sẻ đến nhiều người hơn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.