Sản xuất cơ khí là một trong những ngành nghề lớn tạo nên sự phát triển của Việt Nam hiện nay. Vì vậy, rất nhiều người muốn thành lập cty sản xuất cơ khí nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy cùng An Phú Luật tìm hiểu ngay về thủ tục thành lập công ty sản xuất cơ khí trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về ngành nghề sản xuất cơ khí
Sản xuất cơ khí là tạo ra những thiết bị được sử dụng để thay thế sức lao động của con người; giúp quá trình hoạt động của con người dễ dàng hơn, thuận tiện hơn.
Ở những đất nước càng phát triển, ngành sản xuất cơ khí càng phát triển. Ngành cơ khí đóng góp phần lớn vào sự phát triển của đất nước.
Điều kiện để thành lập công ty sản xuất cơ khí
1. Điều kiện về tên công ty sản xuất cơ khí
Cũng như các ngành nghề khác, tên công ty sản xuất cơ khí phải được viết bằng các ký tự trong bảng Tiếng Việt. không được gây nhầm lẫn hoặc trùng với những tên công ty đã đăng ký kinh doanh và phải bao gồm 2 yếu tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
Trong đó, công ty sản xuất cơ khí có thể chọn một trong những loại hình doanh nghiệp sau đây để thành lập công ty:
- Công ty TNHH (bao gồm Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Công ty Cổ phần;
- Công ty Hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân
2. Điều kiện về địa chỉ trụ sở công ty sản xuất cơ khí
Vì ngành nghề sản xuất cơ khí là ngành sản xuất nặng; gây ra rất nhiều tiếng ồn nên trụ sở công ty sản xuất cơ khí cần phải đặt xa khu dân cư và có quy hoạch hợp lý.
Địa chỉ trụ sở công ty sản xuất cơ khí phải có số điện thoại; số fax; xã/phường; quận/huyện, tỉnh/thành phố.
3. Điều kiện về vốn điều lệ
Công ty sản xuất cơ khí là công ty không có điều kiện về vốn điều lệ khi thành lập công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với tình hình tài chính của công ty; bởi vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng tới mức lệ phí môn bài. Hơn nữa; thủ tục giảm vốn điều lệ thường rất phức tạp.
Quy trình thành lập công ty cơ khí
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Để thành lập công ty sản xuất cơ khí một cách thuận lợi nhất; công ty cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp sản xuất cơ khí;
- Dự thảo điều lệ công ty có chữ ký của chủ sở hữu công ty sản xuất cơ khí;
- Danh sách các thành viên (đối với công ty TNHH và công ty hợp danh); danh sách các cổ đông và cổ đông sáng lập (đối với công ty Cổ phần);
- Bản sao giấy tờ hợp lệ sau: Chứng minh nhân dân; căn cước công dân hoặc hộ chiếu (đối với người thành lập công ty sản xuất cơ khí là cá nhân); Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương (đối với người thành lập công ty sản xuất cơ khí là tổ chức);
- Văn bản ủy quyền nếu chủ doanh nghiệp sản xuất cơ khí không trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty sản xuất cơ khí
Sau khi chuẩn bị một bộ hồ sơ thành lập công ty cơ khí như trên, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:
- Nộp hồ sơ thành lập cty sản xuất cơ khí trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư trực thuộc tỉnh/thành phố mà công ty sản xuất cơ khí đặt trụ sở;
- Nộp hồ sơ thành lập công ty cơ khí qua Cổng thông tin quốc gia.
Thời gian giải quyết hồ sơ: 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, công ty sản xuất cơ khí sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh.
Lưu ý: Nếu hồ sơ thành lập công ty có sai sót hay cần bổ sung, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công ty của bạn.
Bước 3: Công bố thông tin doanh nghiệp khí lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu của công ty sản xuất cơ khí.
Bước 5: Soạn và nộp hồ sơ khai thuế lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp –
Nếu sử dụng dịch vụ An Phú Luật thì phí trọn gói tuỳ thuộc vào từng tỉnh. dịch vụ thành lập công ty An Phú Luật sẽ hỗ trợ quý khách.
Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp.
Các ngân hàng bắt buộc chủ tài khoản phải ký hồ sơ và trực tiếp ra mở tài khoản, tuy nhiên công ty có thể ký hồ sơ và uỷ quyền cho An Phú Luật mở giúp (phí đi lại thoả thuận)
Bước 7: Đặt in và phát hành hóa đơn
– An Phú Luật hỗ trợ tư vấn, soạn hồ sơ miễn phí. Hiện nay có hình thức:
Hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy nhưng hoá đơn điện tử là phổ biến các tỉnh khác có thể vẫn sử dụng dụng cả 2 loại hoá đơn. Chúng tôi sẽ tư vấn để bạn có lựa chọn phù hợp từng loại hoá đơn;
Bước 8: Mua thiết bị chữ ký số thời hạn sử dụng 12 tháng hoặc 3 năm 4 năm tuỳ ý lựa chọn;
Bước 9: Đặt bảng tên công ty 200.000 – 500.000 đ tuỳ thuộc kích thước.
Cơ quan thuế sẽ kiểm tra việc này trước khi chấp thuận cho doanh nghiệp đủ điều kiện xuất hóa đơn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thủ tục thành lập công ty cơ khí. Nếu có thắc mắc hay nhu cầu thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua:
- Hotline: 0937.292.168 – 0961.228.260
- Mail: ketoanhiephoa2017@gmail.com
- Website: anphuluat.com